Google Adwords

Hướng dẫn lập kế hoạch chi tiết 1 chiến dịch Google Ads cho người mới

Ai cũng cần có cho mình 1 kế hoạch để dựa vào đó chúng ta quyết tâm, cố gắng, rèn luyện và đạt được mục tiêu của mình. Nhưng việc lập kế hoạch chi tiết 1 chiến dịch Google Ads cho người mới thì bạn đã biết chưa ? Nếu như bạn lập kế hoạch cho bạn thân mình để có thế xác định đúng hướng đi thì việc lập kế hoạch cho 1 chiến dịch Google Ads cũng vậy. Nếu bạn không muốn tiền quảng cáo của bạn bị tiêu phí cho những việc làm sai mục đích thì hãy đọc bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch chi tiết 1 chiến dịch Google Ads cho người mới. 

  • Lập kế hoạch chi tiết cho 1 chiến dịch
  • Nghiên cứu từ khóa, phân tích dung lượng thị trường (5)

Nói về nghiên cứu thị trường chắc hẳn các bạn đã quá rõ phải không. Đơn giản như cách làm truyền thống. Chúng ta sẽ có một số lượng đối tượng khách hàng cần khảo sát, sao cho đủ lớn để có thể căn cứ. Từ đó đưa ra nhận định là nhu cầu của thị trường về sản phẩm như nào, căn cứ vào lịch sử và hiện tại. Từ đó chúng ta có những phương hướng và cách thức triển khai hiệu quả hơn. Nhưng cách làm này thực tế nhưng mất khá nhiều công sức và thời gian. Để phân tích một xu hướng tiêu dùng cũng như nhu cầu nào đó của người dùng, chúng ra dùng công cụ trên Internet rất nhanh mà đơn giản hơn nhiều.

Công cụ 1: Google Trends

Truy cập: Trends.google.com

Các bạn cần nhập từ khóa sản phẩm vào ô tìm kiếm, ví dụ như: nokia. Bảng hiện ra các bạn chọn quốc gia cần đánh giá và khung thời gian cần xem.

Nhìn vào sơ đồ hiện ra, ta có thể hoàn toàn nhận định về xu hướng của thị trường là như nào. Như ví dụ cụ thể trên, các bạn thấy thị trường về điện thoại di động của Nokia đang dần sụt giảm theo thời gian nhường chỗ cho những hãng khác. Thay vì bạn nhập từ Nokia , bạn nhập sản phẩm của riêng bạn đang kinh doanh, từ đó thấy xu hướng tìm kiếm cũng như nhu cầu thị trường trong tương lai như nào.

 Công cụ 2: Công cụ lập kế hoạch từ khóa trong tài khoản Google Ads

Các bạn click vào phần công cụ ( hình cà lê góc trên bên phải) sau đó chọn: “ Công cụ lập kế hoạch từ khóa”

Sau đó bạn nhập từ cần tìm kiếm vào ô bên dưới:

Bạn click vào : Tải xuống ý tưởng từ khóa như hình vẽ, và tải về danh sách từ khóa.

Lưu ý: với những tài khoản mới lập, thì việc thống kê chính xác là chưa có, chỉ những tài khoản đã chạy một thời gian và tiêu một số ngân sách nhất định Google mới cho các thông số cụ thể của mỗi từ khóa như: về số lượng tìm kiếm, trên di động bao nhiêu, máy tính để bàn là bao nhiêu.

Sau khi tải xuống bạn sẽ được một bảng excel như sau:

Bạn đọc mới lập tài khoản có thể gửi qua thư: info@soka.edu.vn cho độ ngũ hỗ trợ Soka để nhận bảng từ khóa excel có đầy đủ thông tin. (lưu ý: trong email các bạn viết rõ tên sản phẩm cần biết chính xác số lượng tìm kiếm). Chúng tôi sẽ gửi tặng bạn ngay khi nhận được thư.

Công cụ 3: Key word tool

Bạn truy cập: keywordtool.io/

Keyword tool sẽ cho ra một loạt các từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn.

Công cụ 4: Google Search Sucgess

Phần này Google sẽ gợi ý cho mỗi người dùng khác nhua sẽ có những gợi ý khác nhau. Nhưng nhìn chung, bạn lấy đó là cơ sở để tham khảo cũng rất sát với ngành hàng, sản phẩm của mình.

Hoặc dưới chân trang:

Sau khi chúng ta có cái nhìn tổng quan và nhu cầu của thị trường, cũng như có bộ từ khóa về ngành hàng, sản phẩm, tiếp đến cùng triển khai các bước tiếp theo cho chiến dịch quảng cáo của mình

Lập bảng kế hoạch chi tiết

Tiếp theo  chúng ta sẽ lập một kế hoạch hoàn chỉnh, chi tiết cho dự án của mình.

Một số câu hỏi được đặt ra như sau: Tôi cần chi bao nhiêu tiền cho quảng cáo là đủ? Lưu lượng nhấp chuột có thể dự đoán được không?

Theo thống kế của Google bằng công cụ Keywords planner, sẽ cho chúng ta một kết quả chính xác số lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng. Và Google sẽ cho giá thầu dự kiến cho từng từ khóa. Căn cứ vào đó chúng ta sẽ có dự đoán về ngân sách theo tỷ lệ click dự kiến. Đây sẽ là căn cứ cho chúng ta dự trù được ngân sách cần thiết cho quá trình chi cho quảng cáo của mình.

Các bạn xem bảng sau:

123456
Từ khóaLượng tìm kiếm Giá thầu CTRClick dự kiếnNgân sách dự kiến
Hồng sâm hàn quốc440010.906đ20%880964.480
Cao hồng sâm hàn quốc160010.404đ20%320332.280
Sâm hàn quốc810012.004đ20%162019.44.6480
Cao hồng sâm19009.051đ20%3803.439.380
Nhân sâm hàn quốc290011.004đ20%5806.382.320
Tổng33.783.644

 

Giải thích giá trị các cột như sau:

Cột số 2: Nói lên lượng tìm kiếm của người dùng. Đó là số lượng tìm kiếm trung bình trong 12 tháng hoặc hơn. Đây là số lượng của quá khứ mà Google thống kê lại.

Cột số 3 chính là giá thầu để xuất mà Google đưa ra. Con số đó chỉ mang tính tham khảo, thực tế có thể khác, thường là cao hơn mà Google đưa ra.

Cột số 4 CTR. Chính là dự kiến số lần nhấp chuột trên số lên hiển thị. Ngành nghề thông thường CTR có thể đạt từ 20-15%.

Cột số 5 chính là số lần click dự kiến vào quảng cáo của bạn. Kết quả cột này chính là bằng chỉ số ở cột 4 nhân với cột 2.

Cuối cùng là cột số 6 là ngân sách dự kiến. Được tính bằng cách: nhân giá trị cột số click dự kiến với giá thầu dự kiến.

Đến đây bạn đã hình dung ra được ngân sách mình cần chạy khoản bao nhiêu rồi đúng không?

Tất nhiên các số liệu trong bảng đều là tương đối, cuộc sống không có gì là tuyệt đối cả! Bạn nên nhớ rằng người tìm kiếm trong quá khứ và hiện tại có thể khác nhau, tất nhiên rồi. Giá thầu là số tiền bạn có thể trả cho một từ khóa. Còn CTR có thể giao động 15% đến 20%. Từ đó bạn sẽ ra ngân sách cần chi.

Bạn nào băn khoăn thì xem lại video nhé.

Link video:

Bây giờ chúng ta cùng chuyển qua các bước tiếp theo.

Từ bảng đó bạn sẽ thấy và phân đoạn được mình đang chưa tối ưu được ở phần nào.

Đầu tiên là tham số đầu vào, tức lượt khách hàng ghé thăm trang web của bạn từ quảng cáo.

Phân cấp của chiến dịch, nhóm quảng cáo, quảng cáo, tiện ích mở rộng.

Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 1
Quảng cáo nhóm 1 11
Quảng cáo nhóm 2
Quảng cáo nhóm 3
Chiến dịch 1
Nhóm từ khóa 1
Nhóm từ khóa 2
Nhóm từ khóa 3
Quảng cáo nhóm 1
Quảng cáo nhóm 2
Quảng cáo nhóm 3
Tài khoản 1
Tài khoản 1
Tài khoản 1
Tài khoản 1
Tài khoản 1
Chiến dịch 1
Chiến dịch 2
Chiến dịch 3

Trong một tài khoản con, cấp độ cao nhất được gọi là chiến dịch, đến nhóm từ khóa quảng cáo, và quảng cáo. Vậy cần bao nhiêu chiến dịch, trong chiến dịch cần bao nhiêu nhóm, trong nhóm cần bao nhiêu từ khóa và bao nhiêu quảng cáo là hợp lý? Các bạn cần hình dung ra trước khi bắt tay vào lên một chiến dịch hoàn chỉnh.

Một chiến dịch bạn hình dung là chạy về 1 dịch vụ hoặc sản phẩm duy nhất. Bởi chiến dịch quyết định bạn sẽ chi bao nhiêu tiền cho quá trình chạy quảng cáo và để bạn quản lý ngân sách chi tiêu hợp lý hơn.

Ví dụ:

Giả sử bạn có một trang website kinh doanh, như: kozin.vn chẳng hạn. Trên shop này có khá nhiều các mặt hàng khác nhau. Bạn có thể nhận thấy Site này có các danh mục lớn như: Sâm tươi Hàn Quốc; Hồng Sâm Hàn Quốc; Nấm linh chi; …v.v.

Bạn có thể tạm hiểu mỗi một sản phẩm lớn như vậy có thể là một chiến dịch cho quảng cáo. Ta sẽ có: Chiến dịch 1 là: Sâm tươi Hàn Quốc, chiến dịch 2 là: Hồng Sâm Hàn Quốc, chiến dịch 3 là: Nấm linh chi. Việc chia chiến dịch như này các bạn sẽ dễ dàng quản lý và kiểm soát. Bởi mỗi chiến dịch sẽ quyết định ngân sách bạn cần chi. Ví dụ: do Sâm tươi bạn nhập về hạn chế do phải bảo quản nên bạn chỉ cần chi 200.000đ/ ngày là đủ. Còn nấm linh chi dạng khô nên bạn có thể nhập nhiều vì để được lâu nên bạn còn nhiều hàng trong kho nên cần đẩy ngân sách lớn hơn là: 500.000đ/ngày. Nếu bạn để chung sâm tươi và nấm linh chi cùng một chiến dịch về nguyên tắc cũng không sao nhưng bạn sẽ khó kiểm soát và không phân bổ được ngân sách cho hợp lý được.

Đến đây bạn đã biết được cần bao nhiêu chiến dịch rồi. Tất nhiên nhiên ví dụ trên là minh họa cho cách bạn nghĩ đến phân chia chiến dịch. Đến những phần nâng cao, chiến dịch có thể chia thêm theo thời gian, địa điểm,…

Trong một chiến dịch có nhiều nhóm từ khóa, mỗi nhóm nên có ít nhất 3       quảng cáo trở lên. Thông thường bạn để 3 là đủ. Một chiến dịch không hạn chế số nhóm. Nhóm được phân loại bằng cách chia bộ từ khóa trong bảng từ khóa bạn tải về ở phần trên. Nhóm bạn có thể hiểu là một chủ đề nào đó duy nhất, các từ khóa trong một nhóm có ý nghĩa tương tự nhau.

Ví dụ: trong chiến dịch Sâm tươi hàn quốc chẳng hạn.

Nhóm 1: Giá sâm tươi Hàn Quốc

 

–          Bảng giá sâm tươi

–          Giá sâm tươi Hàn Quốc

–          Giá sâm Hàn Quốc

Mẫu quảng cáo
Nhóm 1: Giá sâm tươi
–          Nơi bán sâm uy tín

–          Cửa hàng bán sâm Hà Quốc

–          Sâm tươi uy tín Hà Nội

Nhóm 2: Sâm tươi uy tín
Mẫu quảng cáo

Trong một nhóm thì bạn không nên để quá nhiều từ khóa, thường bạn nên để dưới 10 từ là tốt nhất. Và sẽ linh động theo từng chủ đề mà bạn chọn.

Cuối cùng là quảng cáo hiển thị cho mỗi nhóm từ khóa của bạn. Bạn cần set ít nhất 3 quảng cáo cho mỗi nhóm. Quảng cáo cũng cần viết dựa theo chủ đề của từ khóa trong nhóm, bạn chú ý nhé.

Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết của chúng tôi.Nếu bạn cần giúp đỡ vui lòng liên hệ tới hotline: 0969 530 580 hoặc tham gia khóa học SOKA để được giúp đỡ.

 

* Bạn có thắc mắc gì về khóa học tại Soka? Bạn có thể Click vào nút đăng ký dưới đây!

* Học trực tuyến tại:

Gnes.vn

- Học Online nhận ngay WEBSITE BÁN HÀNG trị giá 3tr500k

- Nhận bộ tài liệu bán hàng Marketing Online trị giá 1tr350k

*Soka sẽ liên hệ với bạn để giải đáp và tư vấn cho bạn về khóa học ngay trong ngày!

Hoặc gọi ngay Hotline 24/7 (Zalo): 0969 530 580 để được giải đáp nhanh!

ĐĂNG KÝ NGAY

Bài viết liên quan

quang-cao-tren-youtube

Kinh nghiệm chạy quảng cáo trên Youtube hiệu quả

Trên các kênh Youtube có rất nhiều kênh cho phép đặt quảng cáo ( Adsent). Hiện nay có không ít doanh nghiệp lựa chọn Youtube để quảng bá cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và đạt […]

cac-dang-quang-cao-google-pho-bien-hien-nay

Các dạng Quảng cáo Google Ads phổ biến nhất hiện nay

.Trong thời kì công nghệ 4.0 với sự phát triển của thiết bị mạng internet thì đã có rất nhiều các loại hình quảng cáo được ra đời thông qua các ứng dụng như: tik tok, zalo, facebook,…Nhưng Google vẫn là một […]

quy-trinh-theo-doi-quang-cao-va-doc-bao-cao

Quy trình theo dõi quảng cáo và đọc báo cáo Google Ads

Google Analytics có thể được sử dụng để theo dõi các chiến dịch tiếp thị trong nước của bạn để bạn có thể hiểu cách mọi người tìm thấy trang web của bạn và cũng so sánh hiệu suất của các sáng […]

huong-dan-toi-uu-trang-dich-gia-tang-ti-le-chuyen-doi-ban-hang

Hướng dẫn tối ưu trang đích gia tăng tỉ lệ chuyển đổi bán hàng

Trong thời kì hội nhập quốc tế dịch vụ kinh doanh hàng hóa luôn được mọi người quan tâm và phát triển, để phát triển được lĩnh vực mà bạn kinh doanh cũng như tăng doanh thu cho mặt hàng dịch vụ […]

Tìm kiếm

Soka edu
x

ĐĂNG KÝ NHẬN BỘ TÀI LIỆU VÀ WEBSITE MIỄN PHÍ

Kết bạn Zalo (0969530580) để hỗ trợ thêm