Hướng dẫn cài đặt Google Tag manager và cách sử dụng hiệu quả
Google Tag Manager đối với các nhà quảng cáo là một công cụ rất hữu ích và cần thiết. Google Tag Manager giúp các nhà quảng cáo có thể dễ dàng thực hiện mọi thao tác đo lường, phân tích hiệu quả chiến dịch quảng cáo mà không cần mất nhiều thời gian. Vậy làm thế nào để ta có thể cài đặt được công cụ này? Bài viết này Soka sẽ từng bước hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Tag manager chi tiết và dễ hiểu nhất.
1. Google Tag manager là gì?
Google Tag Manager là hệ thống quản lý thẻ giúp bạn dễ dàng lưu trữ quản lý thẻ và các đoạn mã một cách dễ dàng trên website của mình. Tức là thay vì gán từng thẻ muốn theo dõi vào website của bạn, giờ đây bạn chỉ việc cài đặt lên google Tag manager. Và bạn chỉ cần yêu cầu phòng IT một lần duy nhất: gán đoạn mã của google tag manager lên web.
Nhờ nó mà bạn không gặp khó khăn trong việc cấu hình các đoạn mã, thẻ khác nhau vào website của bạn. Đồng thời giúp website của bạn không bị quá tải khi chèn các đoạn mã thẻ này vào.
Google Tagmanager có 3 chức năng chính như sau:
- Để Tracking Data, Traffic (Google Analytics, Histats,…)
- Để thực hiện Remarketing (Google AdWord, Facebook)
- Để tracking hỗ trợ triển khai A/B Testing, Check Converstation (ClickTale, Optimizely, MajeticSEO…)
Kiến Thức Không Thể Bỏ Qua Google analytics là gì? Chức năng của google analytics |
2. Thiết lập Google Tag manager
Bước 1: Việc đầu tiên là bạn truy cập vào địa chỉ https://tagmanager.google.com để tạo một tài khoản Google tag manager. Sau đó nhấn Tạo Tài Khoản. Điền các thông tin sau đó click vào nút “Tiếp tục”.
Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra yêu cầu bạn nhập tên vùng chứa bạn có thể điền tên website của công ty bạn để tiện cho việc quản lý. Sau đó chọn nơi sử dụng vùng chưa là “web” và nhấn “Tạo”.
Bước 3: Một cửa sổ mới hiện ra với nội dung hỏi bạn có đồng ý với các điều khoản của Google khi sử dụng Google Tagmanager hay không, bạn chỉ cần bấm “Có”.
Bước 4: Sau khi bấm “Có”, thì một cửa sổ khác hiện ra chứa code của Container bạn vừa tạo. Bạn chỉ cần copy đoạn code này. Sẽ có 2 cách: Bạn có thể chèn đoạn code đầu vào trong thẻ <head> hoặc chèn đoạn code thứ 2 vào ngay sau <body> tag của tất cả các trang trên Website.
Nếu bạn sử dụng mã nguồn WordPress thì điều đầu tiên bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt plugin Insert Headers and Footers. Sau đó bạn đi đến Settings, chọn Insert Headers and Footers, dán Tag Manager code vào phần tiêu đề và click vào Save để lưu lại các cài đặt của bạn.
Nếu bạn không muốn dùng plugin, thì bạn phải đăng nhập vào backend của WordPress vào chọn Appearance > Editor. Tuỳ thuộc vào theme của bạn đang sử dụng, thường là trong file header.php. Sau đó bạn chỉ cần dán Tag Manager code vào ngay trước thẻ đóng </head> hoặc ngay sau <body> như hình bên dưới và Update File.
Như vậy là các bạn bước đầu đã cài xong google tag manager vào website.
3. Cách kiểm tra thẻ Google Tag manager
Để kiểm tra thẻ Google tag manager đã cài đặt thành công trên website hay chưa bạn có thể sử dụng một công cụ rất hữu ích của Google đó là Tag Assistant để kiểm tra. Bạn có thể vào của hàng tiện ích của Google qua địa chỉ https://chrome.google.com/webstore/ để tìm và thêm công cụ này vào trình duyệt của mình.
Khi bạn vào website của mình và nhấn vào Tag Assistant. Thẻ Tag Manager có màu xanh như hình thì có nghĩa là bạn đã cài đúng còn nếu thẻ của bạn báo màu đỏ thì bạn cần phải kiểm tra lại vị trí đặt thẻ của mình.
Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn cài đặt Google Tagmanager chi tiết nhất. Chúc các bạn cài đặt thành công!
4. Hướng dẫn sử dụng google Tag manager cơ bản
Trong bài mình sẽ hướng dẫn sử dụng chung về phần giao diện cho các bạn.
a. Tạo thêm tài khoản Tag manager để quảng lý website khác trên cùng tài khoản google
Các bạn vào Tất cả tài khoản >>Trang tài khoản >> Tạo tài khoản
b. Cài đặt biến
Trước khi các bạn tiến hành gán các thẻ google analytics, theo dõi chuyển đổi google adwords, hay mã facebook pixcel bạn hãy cài đặt một lần và duy nhất cho mục “biến” trong tag manager.
Bạn tick hết tất cả các biến trong mục “3”
c. Cài đặt các mã theo dõi
Sau khi làm tất cả những việc trên xong, muốn cài thêm các mã theo dõi chúng ta sẽ làm việc với mục “Thẻ”. Để các bạn dễ dàng thực hiện thành công mình xin phép hướng dẫn chi tiết cho từng bài riêng.
Trên đây là những điều cần biết về Google Tag Manager mà trung trâm đào tạo Marketing Soka chia sẻ đến các bạn, nếu có bất cứ thắc mắc gì, các bạn có thể liên hệ trực tiếp để được chúng tôi giải đáp nhanh nhất.
* Bạn có thắc mắc gì về khóa học tại Soka? Bạn có thể Click vào nút đăng ký dưới đây!
* Học trực tuyến tại:
Gnes.vn
- Học Online nhận ngay WEBSITE BÁN HÀNG trị giá 3tr500k
- Nhận bộ tài liệu bán hàng Marketing Online trị giá 1tr350k
*Soka sẽ liên hệ với bạn để giải đáp và tư vấn cho bạn về khóa học ngay trong ngày!
Hoặc gọi ngay Hotline 24/7 (Zalo): 0969 530 580 để được giải đáp nhanh!
ĐĂNG KÝ NGAY